QUY TRÌNH THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỦY HẢI SẢN TƯƠI SỐNG (TÔM HÙM ALASKA CANADA / CUA HOÀNG ĐẾ)

1. THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU THỦY HẢI SẢN TƯƠI SỐNG (TÔM HÙM ALASKA CANADA / CUA HOÀNG ĐẾ)

Hiện nay, tôm hùm Alaska Canada, cua hoàng đế là những món được ưa chuộng ở nhiều nhà hàng, các doanh nghiệp cũng bắt đầu tìm hiểu quy trình / thủ tục nhập khẩu tôm hùm, cua hoàng đế về Việt Nam để phân phối.

 

Thủy sản khi nhập khẩu về Việt Nam có rất nhiều loại: thủy sản làm giống, thủy sản tươi sống, thủy sản đông lạnh, nhập sản xuất xuất khẩu,... Hôm nay công ty Rồng Biển gửi đến quý khách quy trình thủ tục nhập khẩu hải sản tươi sống nhé:

 

                               QUY TRÌNH THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỦY HẢI SẢN TƯƠI SỐNG (TÔM HÙM ALASKA CANADA / CUA HOÀNG ĐẾ) 02

 

2. QUY TRÌNH THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỦY HẢI SẢN TƯƠI SỐNG (TÔM HÙM ALASKA CANADA / CUA HOÀNG ĐẾ)

Bước 1: Đăng ký xin giấy phép nhập khẩu của tổng cục thủy sản, gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư

  • Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thuỷ xin nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học

  • Bản thuyết minh đặc tính sinh học của loài thuỷ sản đề nghị cấp phép nhập khẩu

  • Giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ

  • Kế hoạch kiểm tra giám sát thủy sản sống từ khi nhập khẩu, vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, chế biến đến tiêu thụ (01 bản gốc).

 

Thời gian: 2-3 tuần nếu hồ sơ chính xác . Mọi người nên nhờ các dịch vụ để đăng ký để đỡ tốn thời gian và chi phí nhé (Ví dụ: Công ty Rồng Biển)

 

Sau khi hồ sơ đạt thì Tổng cục sẽ cho người xuống kiểm tra hồ chứa xem đã đạt tiêu chuẩn chưa ? Nếu chưa đạt chuẩn thì không được duyệt đâu nhé 😊

 

Bước 2: Đăng ký xin công văn được kiểm dịch sản phẩm thủy sản tươi sống của Cục Thú Y, gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu

  • Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản/ sản phẩm thủy sản của nước xuất khẩu

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh

 

Bên Cục thú y sẽ cử người đến kiểm tra hồ 1 lần nữa trước khi cấp công văn chấp nhận kiểm dịch sản phẩm thủy sản tươi sống

 

Bước 3: Đăng ký kiểm dịch hàng hóa tại Cảng / Sân bay

 

Trước khi hàng về cần phải đăng ký kiểm dịch sản phẩm thủy sản / thủy sản tươi sống để cơ quan thú y tại địa phương để lên lịch / thời gian / địa điểm kiểm dịch, gồm:

  • Đơn đăng ký kiểm dịch

  • Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản/ sản phẩm thủy sản của nước xuất khẩu

  • Công văn được phép kiểm dịch hàng thủy sản / sản phẩm thủy sản

Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan thú y vùng sẽ ra thông báo thời gian, địa điểm cụ thể trong vòng 1 ngày

 

Bước 4: Tiến hành làm thủ tục hải quan nhập khẩu và kiểm dịch hàng ở sân bay:

Sau khi có thông báo thời gian hàng đến Việt Nam, tiến hành mở tờ khai nhập khẩu và làm thủ tục tạm giải tỏa lô hàng (chờ kết quả kiểm dịch)

 

Cơ quan kiểm dịch sẽ tiến hành kiểm tra và đối chiếu sơ bộ thông tin trên hồ sơ với sản phẩm thủy sản tươi sống thực tế. Nếu các thông tin đối chiếu đúng, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đi đường (tạm thời) để đem sản phẩm thủy sản tươi sống về bảo quản.

 

Hai việc trên rất quan trọng và cần phải chính xác hết, vì cần phải đưa thủy sản tươi sống (tôm hùm, cua hoàng đế) về hồ gấp để bảo quản sản phẩm  (hạn chế bị chết / thất thoát).

 

Sau khi đem hàng về bảo quản tại hồ, kiểm dịch viên sẽ xuống kiểm tra thêm 1 lần nữa để xác nhận tình hình thực tế sản phẩm thủy sản tươi sống (có dịch hại hay không). Nếu kết quả tốt, cơ quan kiểm dịch sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch để doanh nghiệp được phép đưa sản phẩm ra thị trường.

 

Bước 5: Tham vấn giá sau khi thông quan.

Một số sản phẩm thủy sản tươi sống nhập về cần phải tham vấn giá theo yêu cầu quản lý rủi ro của cơ quan Hải Quan.

 

Trên đây là toán bộ quy trình nhập khẩu tôm hùm Alaska , Cua hoàng đế tươi sống về Việt Nam mà công ty Rồng Biển đã thực hiện trong nhiều năm qua.

 

Nếu quý khách có thắc mắc, xin vui lòng liên hệ 090 262 0898 – Mr. Long.

tags :
Câu hỏi liên quan
QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT CHO HÀNG XUẤT KHẨU
Nhân dịp giải đáp thắc mắc cho khách hàng , công ty Rồng Biển xin gửi quy trình kiểm dịch thực vật cho mọi người tham khảo:
Xem thêm
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
Là giấy chứng nhận doanh nghiệp đủ khả năng xử lý vật thể (sản phẩm nông sản) theo tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu. Những trường hợp cần phải có giấy chứng nhận hàng nghề là khi doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đi các nước mà phải đảm bảo yêu cầu xử lý nông sản khỏi các dịch hại đặc biệt. (Ví dụ: như xông hơi khử trùng co măng tây / cà phê, xử lý hơi nước nóng, xử lý chanh/ chúc/ bưởi bằng thuốc rửa, …)
Xem thêm
NHỮNG THAY ĐỔI CỦA C/O FORM E THEO THÔNG TƯ 12/2019/TT-BCT TỪ NGÀY 30/7/2019
Từ ngày 30/07/2019, bộ công thương áp dụng mẫu C/O form E mới (quy tắc xuất xứ ACFTA) theo thông tư 12/2019/TT-BCT, cụ thể sẽ có những thay đổi như sau ...
Xem thêm
QUY TRÌNH NHẬP KHẨU TRÁI CÂY VÀ NÔNG SẢN VÀO VIỆT NAM
Trong thời điểm chính phủ Việt Nam bắt đầu ký các hiệp định thương mại tự do với nhiều nước trên thế giới, cũng là thời điểm mở ra rất nhiều các cơ hội cho người dân Việt Nam. Nông dân Việt Nam có thị trường xuất khẩu nhiều hơn, và các công ty thương mại cũng có nhiều sự lựa chọn hơn để nhập khẩu trái cây về Việt Nam hơn.
Xem thêm
DANH SÁCH CÁC LOẠI NÔNG SẢN VÀ TRÁI CÂY ĐƯỢC PHÉP NHẬP KHẨU TỪ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
Ngày nay, Việt Nam đã tham gia và kí kết nhiều Hiệp định thương mại tự do, gần đây nhất là CPTPP và EVFTA, điều đó đồng nghĩa cơ hội kinh doanh cho các công ty nhập khẩu trái cây và nông sản của Việt Nam càng mở rộng...
Xem thêm
QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN
Hiện nay, việc xuất khẩu nông sản đang trong giai đoạn bùng nổ do chất lượng nông sản Việt Nam ngày càng được nâng cao và nhiều thị trường thế giới đã chấp nhận nhập khẩu nông sản Việt. Vậy khi có trong tay sản phẩm nông sản tốt và thị trường nhập khẩu đang chào đón thì doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để xuất khẩu nông sản thuận lợi và đem về lợi nhuận cho công ty mình?
Xem thêm
QUY TRÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO (CFS) ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CÓ NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale - CFS) là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hoá ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hoá đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. CFS còn có một số tên gọi khác như CPP, FSC, Giấy phép lưu hành tự do, tuỳ theo sản phẩm mà sẽ do Bộ Y Tế, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT cấp và quản lý.
Xem thêm
MỘT SỐ LƯU Ý KHI LÀM BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CHO HÀNG GIA CÔNG, SẢN XUẤT XUẤT KHẨU, CHẾ XUẤT
Báo cáo quyết toán được xem là bài toán đau đầu đối với nhân viên xuất nhập khẩu của các công ty gia công, sản xuất xuất khẩu và chế xuất. Để hạn chế sai sót trong quá trình xây dựng bản báo cáo, mọi người cần lưu ý một số trường hợp sau đây:
Xem thêm
THỦ TỤC NHẬP KHẨU VÀ KIỂM DỊCH SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN (THỊT, TRỨNG, SỮA, THỨC ĂN CHĂN NUÔI, NỘI TẠNG,…)
từ tháng 02/2019, cục thú y được phép thay thế kiểm tra chất lượng luôn cho 2 cục (cục chăn nuôi và tổng cục thủy sản) ...
Xem thêm
MẪU C/O FORM CPTPP VÀ CÁCH KÊ KHAI
Giải thích các thông tin trên C/O form CPTPP và hướng dẫn cách kê khai CO form CPTPP...
Xem thêm
QUY TRÌNH ĐĂNG KÍ MÃ SỐ REX–TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ CHO HÀNG HÓA XUẤT KHẨU SANG CHÂU ÂU
Hiện nay, Liên minh châu Âu quy định đối với những lô hàng có trị giá dưới 6000 EURO thì nhà xuất khẩu có thể tự chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa của mình, đối với những lô hàng có giá trị trên 6000 EURO thì bắt buộc phải có mã số REX.
Xem thêm
CÁCH TRA CỨU MÃ CHƯƠNG DÀNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU LẦN ĐẦU
Đối với một doanh nghiệp xuất nhập khẩu lần đầu, bạn sẽ gặp rất nhiều điều khó khăn về việc đóng thuế, như : thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, VAT, …
Xem thêm
NGHIỆP VỤ THAM VẤN GIÁ
Tham vấn giá là gì? Và tại sao phải tham vấn? Đây có lẽ là câu hỏi chắc chắn bạn sẽ gặp nếu làm trong một doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Xem thêm
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ONLINE C/O FORM E
Hiện tại, theo công văn số 4870/TCHQ-GSQL ngày 20/8/2018 và công văn số 5057/TCHQ-GSQL ngày 30/8/2018 của Tổng cục Hải quan, mẫu C/O form E hợp lệ phải được cấp bởi phòng cấp C/O Form E của CCPIT (China Council for the Promotion of International Trade) hoặc 1 trong 42 Phòng cấp của Hải quan Trung Quốc.
Xem thêm
HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
NƠI TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ TRẢ KẾT QUẢ: Đơn vị xác nhận Đơn đăng ký kiểm tra: Cục Viễn Thông ...
Xem thêm
TÌM HIỂU PHÂN TÍCH PHÂN LOẠI HÀNG HÓA
Phân tích hàng hóa : Là việc cơ quan hải quan phân tích mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định: Thành phần, cấu tạo, ...
Xem thêm
QUY TRÌNH CHIẾU XẠ HÀNG TRÁI CÂY ĐI MỸ (Thanh long / Chôm chôm / Nhãn / Vải / Vú sữa/ Xoài)
QUY TRÌNH CHIẾU XẠ HÀNG TRÁI CÂY ĐI MỸ (Thanh long / Chôm chôm / Nhãn / Vải / Vú sữa/ Xoài)
Xem thêm
CÁC CƠ QUAN CẤP C/O VÀ NHỮNG NƯỚC YÊU CẦU C/O
C/O là chữ viết tắt của Certificate of Origin, là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền ...
Xem thêm
THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÀNG THỦY SẢN
Nhân dịp giải đáp thắc mắc cho khách hàng, công ty Rồng Biển gửi Quy trình làm thủ tục nhập khẩu hàng thủy sản cho mọi người tham khảo:
Xem thêm
QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ KIỂM XƯỞNG LẦN ĐẦU TẠI HẢI QUAN SẢN XUẤT - XUẤT KHẨU / GIA CÔNG
Do điều kiện khách quan của một số loại hàng (nhập điều thô,..) hoặc một số doanh nghiệp muốn mở loại hình gia công /sản xuất – xuất khẩu, hải quan yêu cầu phải đăng ký kiểm xưởng ...
Xem thêm

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN QUỐC TẾ RỒNG BIỂN

VP  giao dịch: 572 đường Lê Quang Định, Phường 1, Quận Gò vấp, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

VP chính: G9 Đường DCT8, P. Tân Hưng Thuận, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Chi nhánh tại HẢI PHÒNG: 78 Đường bao Trần Hưng Đạo, P. Đông Hải 1, Q. Hải An, Tp. Hải Phòng

Điện thoại: 028 7306 0077

   090 262 0898  

Email:   JACK@SEADRAGONLOGISTICS.COM

or         SEADRAGONLOGISTICS@GMAIL.COM

  

Web: dichvuthutuchaiquan.vn  ;   seadragonlogistics.com