NHỮNG THAY ĐỔI SẼ CÓ TRONG INCOTERMS 2020

Phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) đang soạn thảo bản sửa đổi các Điều kiện Thương mại Quốc tế 2020, gọi tắt là Incoterms 2020. Ngoài một số thay đổi chính liên quan đến các điều kiện thương mại quốc tế, Ủy ban soạn thảo Incoterms 2020 dự định sẽ đơn giản hóa các quy tắc, loại bỏ những từ ngữ và các cụm từ khó hiểu để những người với tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính có thể dễ dàng hiểu đúng các điều kiện Incoterms.

 

Vậy Incoterms 2020 có gì mới?

 

                         NHỮNG THAY ĐỔI SẼ CÓ TRONG INCOTERMS 2020

 

1. Loại bỏ EXW, DDP và FAS

 

Các điều kiện EXW, DDP và FAS sẽ biến mất khỏi Incoterms 2020 bởi các lý do sau đây:

EXW (Ex works – Giao tại Xưởng) được sử dụng bởi các công ty ít có kinh nghiệm xuất khẩu, còn DDP (Delivered Duty Paid – Giao đã nộp Thuế) được sử dụng cho các hàng hóa như hàng mẫu hoặc phụ tùng thường được gửi qua các công ty chuyển phát nhanh đến địa chỉ của người mua.

EXW và DDP chủ yếu được sử dụng trong thương mại nội địa.

 

Ngoài ra, hai điều kiện EXW và DDP, trong một số cách sử dụng, lại mâu thuẫn với Bộ luật Hải quan mới của EU.

FAS (Free Alongside Ship – Giao dọc mạn tàu) ít được sử dụng trong thực tế bởi FAS trong chừng mực nào đó có điểm tương đồng với FCA (Free Carrier – Giao cho người chuyên chở) thường được sử dụng khi hàng hóa được giao tại cảng đi ở nước của nhà xuất khẩu.

 

Với FCA, nhà xuất khẩu cũng có thể giao hàng tại bến cảng như FAS do bến tàu là một phần của bến cảng hàng hải.

Mặt khác, nếu FAS được sử dụng mà tàu đến trễ thì hàng hóa giao cho người mua phải nằm chờ tại bến tàu trong vài ngày. Và ngược lại, nếu tàu đến sớm thì người bán lại không kịp sắp xếp hàng hóa.

 

2. Tách DDP thành hai điều kiện mới

 

DDP sẽ biến mất khỏi Incoterms 2020. Tuy nhiên, thay vì loại bỏ nó hoàn toàn, Ủy ban soạn thảo sẽ tách DDP thành hai điều kiện mới, đó là DTP (Delivered at Terminal Paid – Giao tại ga đến đã thông quan ) và DPP (Delivered at Place Paid – Giao tại nơi đến đã thông quan).

 

Hiện tại DDP quy định người bán phải nộp thuế hải quan tại nơi đến, bất kể hàng hóa được giao đến nơi đâu (địa chỉ của người mua, kho hoặc ga đến…). Với những thay đổi này, người bán vẫn sẽ chịu trách nhiệm nộp thuế hải quan nhưng sẽ có sự phân biệt rõ ràng hơn liên quan đến nơi giao hàng cuối cùng.

 

Với DTP, người bán chịu trách nhiệm tất cả các chi phí liên quan đến vận tải bao gồm thuế hải quan khi hàng hóa được giao đến ga (có thể là cảng biển, cảng hàng không, trung tâm vận tải …) tại nơi đến.

 

Với DPP, người bán chịu trách nhiệm tất cả các chi phí liên quan đến vận tải bao gồm thuế hải quan khi hàng hóa được giao đến bất kỳ địa điểm nào khác không phải là ga vận tải, ví dụ, địa chỉ của người mua.

 

3. Mở rộng điều kiện FCA

 

Ước chừng 40% giao dịch thương mại quốc tế được thực hiện sử dụng điều khoản FCA. FCA linh hoạt về nơi giao hàng (có thể là địa chỉ của người bán, nhà kho, cảng biển hay cảng hàng không…) và có thể áp dụng đối với tất cả các phương thức vận tải, đặc biệt rất phù hợp với với vận tải đa phương thức.

 

Với Incoterms 2020, FCA có sự thay đổi. Theo đó, FCA sẽ mở rộng thành hai điều kiện: một dành cho vận tải đường bộ và một dành cho vận tải đường biển.

 

Theo Roberto Laurino, Giám đốc Phát triển Kinh doanh Toàn Cầu, iContainers, việc loại bỏ EXW và mở rộng việc sử dụng FCA tạo ra sự thay đổi ý nghĩa bởi FCA giúp nhà xuất khẩu kiểm soát và hiểu rõ các nghĩa vụ và trách nhiệm thông quan xuất khẩu. Người bán chịu trách nhiệm lớn hơn so với EXW và người mua được bảo vệ nhiều hơn trong việc chuyển giao rủi ro.

 

4. Sửa đổi điều kiện FOB và CIF

 

FOB (Free On Board – Giao lên tàu) và CIF (Cost, Insurance and Freight – Tiền hàng, Bảo hiểm và Cước) là hai điều kiện truyền thống được sử dụng trong thương mại quốc tế nhưng hầu hết những thay đổi trong các phiên bản Incoterms trước đây chưa được truyền tải đầy đủ đến người sử dụng. Đa số những người thực hành mua bán quốc tế vẫn cứ sử dụng FOB và CIF đối với hàng hóa được vận chuyển bằng container thay vì sử dụng hai điều kiện đối ứng là FCA và CIP.

 

Hiện tại khoảng 80% hàng hóa được giao bằng container nên có khả năng Ủy ban soạn thảo Incoterms 2020 dự định sửa đổi điều kiện FOB và CIF có thể sử dụng cho hàng container như Incoterms 2000 và các ấn bản trước đó.

 

5. Bổ sung thêm điều khoản mới – CNI

 

CNI (Cost and Insurance – Tiền hàng và Bảo hiểm) là điều khoản mới gia nhập gia Incoterms 2020. Điều khoản này được tạo ra nhằm lấp khoảng trống giữa FCA và CFR/ CIF. Không giống như FCA, bao gồm chi bảo hiểm quốc tế do người bán chịu, và trái với CFR/CIF không bao gồm cước phí vận chuyển. Cùng như các điều kiện “C” khác, CNI sẽ là điều kiện “arrival incoterms”, nghĩa là các rủi ro và trách nhiệm được chuyển giao từ người bán sang người mua tại cảng đi. Nhưng điều kiện mới này cho phép người bán chịu trách nhiệm bảo hiểm hàng hóa, trong khi người mua thì chịu rủi ro vận chuyển.

 

Incoterms 2020 sẽ chính thức được ban hành vào cuối năm 2019 và có hiệu lực áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 2020 đúng vào dịp kỷ niêm 100 năm ngày thành lập ICC. Trong thời gian này Ủy ban soạn thảo sẽ tiếp tục rà soát, thảo luận và cuối cùng có thể thông quan một phiên bản Incoterms 2020 hoàn hảo.

 

NHỮNG THAY ĐỔI KHÁC TRONG INCOTERMS 2020

 

► Một số nội dung mới sẽ được đưa vào Incoterms 2020

Ngoài việc loại bỏ điều kiện Incoterms 2010 khỏi Incoterms 2020 và tạo ra một số điều kiện Incoterms mới, Ủy ban soạn thảo Incoterms 2020 dự định phân tích vấn đề và đưa vào Incoterms 2020 một số nội dung, trong số đó có:

 

– An ninh giao thông

– Các quy định về bảo hiểm vận tải

– Mối quan hệ giữa Incoterms và Hợp đồng mua bán quốc tế

► Trung Quốc và Úc lần đầu tiên tham gia vào Ủy ban soạn thảo ICC

 

Ủy ban soạn thảo Incoterms 2020 gồm 5 luật sư đến từ EU và 3 chuyên gia thực hành đến từ Mỹ, Trung Quốc và Úc. Trong đó Trung Quốc và Úc là hai thành viên lần đầu tham gia Ủy ban soạn thảo Incoterms. Cùng với các thành viên đến từ EU gồm Pháp, Anh, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, hai thành viên Trung Quốc và Úc sẽ sửa đổi các bản dự thảo nhiều lần trước khi bản Incoterms 2020 cuối cùng được thông qua.

 

► Incoterm 2020 được đơn giản hóa và thực tế hơn

Mục tiêu chính của Incoterms 2020 là đơn giản hóa, do vậy, Incoterms 2020 sẽ được soạn thảo với các thuật ngữ đơn giản hơn được minh họa bằng các ví dụ nhằm làm rõ các điều khoản./.

 

—-

Tổng hợp từ các tài liệu:

– Olegario Llamazares: Incoterms 2020: Main Changes – GLOBAL NEGOTIATOR

– What changes to expect for Incoterms 2020

Bài viết được dịch từ https://www.icontainers.com/…/what-changes-to-expect-inco…/…

Bản dịch của: Mr. Oldman

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Mr.Hòa - 077 919 7727.

tags :
Các tin khác
THÔNG TƯ SỐ 03/2019/TT-BCT VỀ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HIỆP ĐỊNH CPTPP
Hiệp định CP TPP đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy mở cửa thị trường, tạo ra nhiều cơ hội cho Doanh nghiệp Việt Nam phát triển đầu tư với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để đón đầu cơ hội và chuẩn bị tốt cho các thách thức khi mở cửa thị trường, các cơ quan ban ngành của Việt Nam đang gấp rút chuẩn bị các thông tư hướng dẫn đến toàn bộ các doanh nghiệp.
Xem thêm
CÔNG VĂN 3582/BVTV-ATTPMT VỀ VIỆC KIỂM DỊCH THỰC VẬT HÀNG THANH LONG XUẤT SANG CHÂU ÂU (EU)
CÔNG VĂN SỐ 3582/BVTV-ATTPMT, VỀ VIỆC KIỂM DỊCH THỰC VẬT HÀNG THANH LONG XUẤT SANG CHÂU ÂU (EU)
Xem thêm
QUY ĐỊNH MỚI VỀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT CHO HÀNG NÔNG SẢN XUẤT ĐI TRUNG QUỐC TỪ NGÀY 01/01/2019
Công ty Rồng Biển (Sea Dragon Logistics) gửi đến quý khách thông báo từ cơ quan kiểm dịch Thực vật cho hàng nông sản xuất đi Trung quốc cụ thể như sau...
Xem thêm
BIỂU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 2019 MỚI NHẤT
So với năm 2018, về kết cấu, Biểu thuế không thay đổi vì vẫn thực hiện trên nền Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo Thông tư 65/2017/TT-BTC ngày 26/07/2017, gồm 16 biểu thuế (Nhập khẩu thông thường, Nhập khẩu ưu đãi, Tiêu thụ đặc biệt, Giá trị gia tăng, Xuất khẩu, Bảo vệ môi trường và 10 biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt), có tên hàng song ngữ, đơn vị tính quy chuẩn và chính sách mặt hàng của các Bộ, Ngành theo mã HS
Xem thêm
CỎ KẾ ĐỒNG - NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT
Cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam vừa phát hiện loại cỏ kế đồng có trong lúa mỳ nhập khẩu - loài cỏ được xem xâm hại lớn nhất trên thế giới, với ước tính thiệt hại hàng trăm triệu USD tại Mỹ. Theo Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT), từ tháng 5/2018 đến nay, cơ quan kiểm dịch thực vật phát hiện 1,6 triệu tấn lúa mỳ (khoảng 1.000 lô) nhiễm cỏ kế đồng ( tên khoa học là Cirsium arvense), phần lớn nhập khẩu từ Mỹ, Canada và Nga. Đây là một tỷ lệ rất lớn, so với con số cả nước nhập từ đầu năm đến nay chỉ hơn 4 triệu tấn.
Xem thêm

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN QUỐC TẾ RỒNG BIỂN

VP  giao dịch: 572 đường Lê Quang Định, Phường 1, Quận Gò vấp, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

VP chính: G9 Đường DCT8, P. Tân Hưng Thuận, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Chi nhánh tại HẢI PHÒNG: 78 Đường bao Trần Hưng Đạo, P. Đông Hải 1, Q. Hải An, Tp. Hải Phòng

Điện thoại: 028 7306 0077

   090 262 0898  

Email:   JACK@SEADRAGONLOGISTICS.COM

or         SEADRAGONLOGISTICS@GMAIL.COM

  

Web: dichvuthutuchaiquan.vn  ;   seadragonlogistics.com